image Văn hóa - Xã hội
Lãnh đạo quận Gò Vấp dự Lễ Kỳ Yên Đình Thông Tây Hội và Đình An Nhơn
Thứ ba, Ngày 17/09/2024, 04:04 CH Cỡ chữ Màu chữ image
(WEBGOVAP) – Sáng 17/9, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận Gò Vấp Nguyễn Thị Thu Hoài đã đến dâng hương tại đình Thông Tây Hội -Di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử cấp quốc gia (Phường 11, quận Gò Vấp) và Đình An Nhơn – Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố (Phường 6, quận Gò Vấp) nhân Lễ Kỳ Yên năm Giáp Thìn 2024. Cùng đi có Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Phạm Thị Thúy Hà; Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Trần Thị Thanh Nhàn; Phó Chủ tịch UBND quận Đào Thị My Thư; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Trần Thạnh Hưng; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Nguyễn Hữu Tài…

 


Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hoài cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Đình Thông Tây Hội

 

Theo thông lệ, Lễ Kỳ Yên đình Thông Tây Hội năm nay được tổ chức trong 2 ngày 16-17/9, nhằm ngày 14-15/8 năm GIáp Thìn, gồm các nghi thức: lễ Khai môn, Trình lễ, lễ Cầu an, Chánh lễ...

Tại đình An Nhơn, Lễ Kỳ Yên cũng được tổ chức với các nghi lễ tương tự.

Đây là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, cầu quốc thái dân an và là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương, thu hút đông đảo người dân khắp nơi về dự. Người dân đến với Lễ Kỳ Yên, ngoài mục đích cầu phước, cầu tài, cầu lộc thọ, cầu hạnh phúc, cầu cho quốc thái dân an, mọi người được ấm no hạnh phúc, còn là dịp ôn lại truyền thuyết lịch sử ông cha ta khai hoang xây dựng và bảo vệ nước.

 


Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hoài cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Đình An Nhơn

 

Được biết, đình Thông Tây Hội được xây dựng khoảng năm 1698, đến nay có tuổi đời hơn 300 năm. Đình thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ. Đình Thông Tây Hội, trước năm 1944 có tên đình làng Hạnh Thông Tây là một ngôi đình cổ ở quận Gò Vấp. Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ngày nay được biết tới như là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả miền đất phương Nam còn tồn tại. Với giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, xã hội, đình được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Còn đình An Nhơn được xây dựng năm 1802 vào thời kỳ Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua, được Vua Tự Đức phong sắc năm 1852 mang ý nghĩa "Đại càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương Vương". Đình An Nhơn mang kiến trúc ngôi đình làng, xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, được trùng tu vào 3 giai đoạn: 1802, 1852 và đầu thế kỷ 20. Đình có một quần thể kiến trúc gồm nhiều phần khác nhau, được xây dựng trên diện tích 6.200m2. Đình thờ ông Trần Xuân Hòa - Phó tướng của Nguyễn Tri Phương và Thần Thành hoàng Nam Hải Tứ vị Thánh Vương (đời Nam Tống bị nhà Nguyên soán ngôi). Nguyên là Đình An Nhơn có Nam Hải Tứ vị Tôn Thần mang nguồn gốc sự tích từ miền Trung nước Trung Hoa. Vào đời Nam Tống, quân giặc Nguyên nổi lên cướp ngôi, Tống triều yếu thế, vua tôi tìm nơi đào tẩu. Dương Thái hậu cùng 3 vị công chúa chạy loạn đến biển Nam Hải cùng nhảy xuống biển trầm mình tử tiết. Thi thể 4 vị trôi dạt vào cửa sông Cần Hải, tấp vào Xã Hưng Cần - Huyện Huỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An. Vua Trần Thánh Tôn phái khâm sai cử hành lễ táng trọng thể, đồng bào tín ngưỡng lập đền thờ “Đức Thánh Mẫu”…

 

 


Các đại biểu trao đổi với đại diện Ban Quý tế Đình Thông Tây Hội

 

PHƯƠNG ANH
Lượt xem: 635
Bản in Quay lại
Tin mới hơn
Tin đã đưa
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin cá nhân
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Đóng
Lưu thông tin